0

Dấu hiệu nhận biết bệnh vô cảm | Safe and Sound

Vô cảm đang dần trở thành một loại “dịch bệnh” phổ biến ở giới trẻ. Theo chuyên gia tâm lý, vô cảm tàn phá tâm hồn của con người, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho cuộc sống cũng như sự phát triển của xã hội. Cùng chuyên gia tâm lý của Safe and Sound tìm hiểu những biểu hiện của vô cảm!

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1.   Vô cảm là gì?

Vô cảm là trạng thái cảm xúc đặc trưng bởi sự thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm đến những sự việc, vấn đề xảy ra xung quanh - đặc biệt là những sự việc gây ra tổn thương đến thể chất và tinh thần con người, hay còn được gọi là “máu lạnh”. Chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, những người có lối sống vô cảm thường chỉ quan tâm đến một mình bản thân họ, không có cảm xúc gì trước nỗi đau, sự khó khăn của người khác, dù đó là người thân. 

Vô cảm có thể bao hàm lạnh lùng nhưng không phải người nào trông lạnh lùng cũng có lối sống vô cảm. Chuyên gia tâm lý cho biết, người có tính cách lạnh lùng thường không thích biểu hiện cảm xúc nhưng có rất nhiều người lại có một trái tim ấm áp bên trong, biết quan tâm và giúp đỡ người khác. Trong khi đó với người vô cảm họ luôn dửng dưng trước mọi vấn đề và hầu như không có ý định giúp đỡ bất cứ ai.

Cảm xúc là thứ nuôi dưỡng tâm hồn. Mọi người cần phải trải qua các cung bậc cảm xúc thì mới thực sự cảm nhận được hết dư vị của cuộc sống. Theo chuyên gia tâm lý, một người sống không có cảm xúc, không cảm nhận được tình yêu thương sẽ luôn thấy cuộc sống này tẻ nhạt, cô đơn. 

 Vô cảm đang trở thành vấn nạn đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội

2.   Biểu hiện của vô cảm

Trong mỗi chúng ta, chắc hẳn ai cũng từng chứng kiến sự vô cảm trong xã hội này ít nhất một lần. Chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, thậm chí chính chúng ta có thể là người vô cảm hoặc là nạn nhân của sự vô cảm. Thực trạng này có thể diễn ra trong các hoạt động của xã hội, ở bất cứ đâu từ trường học, nơi công sở,...

Những dấu hiệu nhận biết lối sống vô cảm là:

- Thờ ơ, bàng quan, không có cảm xúc với mọi vấn đề xung quanh cuộc sống.

- Thiếu sự đồng cảm với đau khổ, khó khăn của mọi người xung quanh.

- Hời hợt trong mối quan hệ giữa người – người, người – vật hoặc với mọi vấn đề xung quanh.

- Luôn đề cao lợi ích bản thân, nhưng cũng có những người thậm chí chỉ “sống cho có”, họ thậm chí còn chẳng quan tâm đến chính mình.

- Luôn cảm thấy trống rỗng, mất cảm xúc với mọi người, kể cả bản thân, không buồn phiền khi bị chê trách, không vui khi được khen ngợi.

- Khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ, không biết lắng nghe hay giúp đỡ người khác.

- Chuyên gia tâm lý cho biết, họ không có ý định giúp người khác, luôn cho rằng đó không phải việc của mình, sợ phiền hà nên thường bỏ qua, ngay cả khi có người cầu xin sự giúp đỡ trước mặt.

Người vô cảm thường dửng dưng, không quan tâm đến khó khăn của người khác

- Lời nói và cảm xúc tiêu cực, thường nhắm đến người khác, có thể làm tổn thương những người xung quanh bằng những lời nói vô cảm của mình.

- Cảm thấy gượng gạo khi nói chuyện với người khác, lạc lõng trống rỗng khi đến những nơi đông người.

- Luôn cảm thấy nghi ngờ xung quanh, không có niềm tin vào bất cứ điều gì.

- Theo chuyên gia tâm lý, họ thường vô cảm trước những đau đớn của người khác, chẳng hạn người khác bị bạo lực không can ngăn mà còn xúi dục để cuộc chiến diễn ra nghiêm trọng hơn.

- Không có định hướng, không cảm thấy hy vọng nhiều vào điều gì, sống như không có khát vọng.

3. Làm thế nào để vượt qua chứng vô cảm?

Vô cảm khiến chúng ta mất dần đi niềm vui, mục đích của cuộc sống và các mối quan hệ thân thiết với người thân xung quanh. Theo các chuyên gia tâm lý và chuyên gia tư vấn tâm lý, khi có những biểu hiện vô cảm, bạn nên can thiệp ngay bằng những cách sau:

3.1 Tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

Tham gia vào các hoạt động trải nghiệm trong cộng đồng giúp chúng ta tìm lại động lực sống. Thông qua việc đóng góp, giúp đỡ người khác sẽ giúp chúng ta thấy giá trị của bản thân, từ đó gia tăng cảm xúc yêu đời. Thông qua việc đóng góp và giúp đỡ người khác, chúng ta sẽ cảm nhận được giá trị bản thân, từ đó gia tăng cảm xúc tích cực và yêu đời. Bên cạnh đó, việc tham gia các hoạt động xã hội còn mang lại sự động viên, khích lệ từ những người xung quanh, giúp giảm đi sự vô cảm.

3.2 Sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè.

Sự chăm sóc và yêu thương từ gia đình, bạn bè là một bước đệm vững chắc giúp chúng ta thoát khỏi chứng vô cảm. Hình ảnh gia đình quan tâm đến nhau không chỉ giúp chúng ta nhận biết cảm xúc của người khác mà còn dạy chúng ta cách yêu thương họ.

  

Sự quan tâm của gia đình giúp người vô cảm học được cách yêu thương.

3.3 Tìm đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp của chuyên gia tư vấn tâm lý.

Nếu đã thử mọi cách nhưng vẫn không hiệu quả, chúng ta cần đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ các chuyên gia tâm lý và chuyên gia tư vấn tâm lý. Phát hiện sớm và can thiệp sớm giúp hạn chế ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ hằng ngày.

Vô cảm có thể liên quan đến rối loạn cảm xúc, rối loạn nhân cách và nhiều tiềm ẩn khác. Nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh vô cảm tìm đến sự hỗ trợ chuyên sâu của Safe and Sound, nơi kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần. Điều này đã giúp họ nhận diện cảm xúc bản thân, hiểu mình hơn để hiểu người khác hơn.

Với sự phối hợp giữa Bác sĩ Tâm thần -  Chuyên gia tâm lý và ứng dụng Công nghệ trong chăm sóc sức khỏe tinh thần, dịch vụ tư vấn/tham vấn Safe and Sound tự hào tiên phong hỗ trợ bạn  “Tự phát hiện sớm - Sơ cứu cảm xúc tức thời - Hỗ trợ đồng hành dài hạn”.

Nếu bạn nghi ngờ mình gặp vấn đề tâm lý, hoặc muốn biết thêm thông tin về dịch vụ tham vấn - tư vấn tâm lý, bạn có thể liên hệ tới HOTLINE 0964 778 911 (Điện thoại/Zalo, 24/7) để được giải đáp và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất! 

CÁCH THỨC ĐẶT LỊCH HẸN tham vấn/tư vấn trực tuyến hoặc trực tiếp với chuyên gia

Safe and Sound - thuộc Viện Ứng dụng Công nghệ Y tế (IMT)

Xem thêm: 

Rối loạn lo âu bệnh tật là gì?

Vì sao người ta lại nói dối?

Có thể yêu 2 người cùng một lúc không?

: Dấu hiệu nhận biết bệnh vô cảm | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound